Hoạt động Hội NNCĐDC/dioxin- BVQTE và Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre

Nhân kỷ niệm 59 năm thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961-10/8/2020), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin- Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bến Tre phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre đi thăm tặng 20 phần quà mỗi phần quà và tiền mặt trị giá 500 ngàn đồng cho hộ cán bộ hội viên Hội Cựu chiến binh bị nhiễm chất độc hóa học, đồng thời là thương binh ¼; 2/4; ¾.

Đại tá Nguyễn Văn Chiến- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre, Bà Võ Thị Thủy- Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin- Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cùng một số anh, chị trong ban tổ chức chính sách của 2 Hội đã tận mắt chứng kiến các anh bị bệnh tật hành hạ, giày vò do vết thương chiến tranh, do chất độc da cam, trong đó: Đại tá Nguyễn Tấn Huỳnh, xã Phú Túc, huyện Châu Thành là thương binh 2/4, bệnh ung thư phổi; Đại tá Nguyễn Thành Tâm- Sư Trưởng sư 330 sau khi nghỉ hưu về làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Bến Tre bệnh tiểu đường nên mắt mờ không còn thấy rõ. Khó khăn hơn, đồng chí Lê Hồng Anh ở xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại tham gia công tác bảo vệ tổ quốc biên giới Tây Nam, sau xuất ngủ về nhà bị tiểu đường Tuýp 2, thương binh ¼, cục hết 2 chân, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn.

Từ khảo sát thực tế chuyến thăm này chúng tôi có suy nghĩ: chăm sóc cuộc sống nạn nhân chất độc da cam là trách nhiệm của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhưng phải có trách nhiệm nhiều hơn với nạn nhân chất độc da cam là những người lính, là thương binh các anh đã hi sinh một phần thân thể trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chăm sóc các anh vừa là trách nhiệm, vừa là thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

 

                                                                         Lê Thị Thanh Vân
                                                CT.  Hội NNCĐDC/Dioxin-BVQTE tỉnh Bến Tre

Các tin cùng chuyên mục