Tín dụng nhỏ, mục tiêu lớn

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975-30/4/2020, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin – Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bến Tre về nguồn thăm nhân dân vùng căn cứ kháng chiến  “Rừng lạc địa xã Phú Lễ huyện Ba Tri”.

Lạc địa thời kỳ chiến tranh là nơi rừng sâu nước độc là địa bàn đứng chân chỉ đạo của tỉnh ủy Bến Tre và huyện ủy Ba Tri, địch phát hiện tập trung bom đạn đánh phá ác liệt kể cả rải chất độc hóa học nhưng người dân ở rừng “ lạc địa” quyết tâm bám địa bàn sống chết cùng Cách Mạng.

Nay chiến tranh đã đi qua 45 năm, đời sống nhân dân khởi sắc, kinh tế xã hội có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận người dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thiếu vốn sản xuất, một bộ phận thanh niên nhóm con em gia đình chính sách, con em hộ nhiễm chất độc da cam tham gia công tác xã, ấp làm nhiệm vụ chi hội trưởng, đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu Chiến binh hầu hết là hoạt động thiện nguyện làm việc không lương, cuộc sống khó khăn có nguyện vọng vay vốn khởi nghiệp nuôi bò sinh sản.

      Cấp vốn cho bà con nông dân mua bò sinh sản (Ảnh: Quốc Phong)
 

Từ thực tế tình hình trê, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin- Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bến Tre tổ chức đi thẩm định và thấy rằng nhu cầu của các hộ xin vay là bức xức, ý kiến đề nghị của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Phú Lễ và ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đề nghị hội hỗ trợ  “chương trình vay vốn khởi nghiệp” của nhóm đối tượng trẻ nhằm động viên tinh thần làm việc của anh  đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, Tỉnh hội  đã trao 210 triệu động hỗ trợ 14 hộ, mỗi hộ vay 15.000.000đ nuôi bò sinh sản, thời gian vay 24 tháng, người vay góp vốn trả dần hàng tháng, mức tối thiểu là 200.000 đồng

Số tiền 15.000.000đ tuy không lớn nhưng cũng đủ chi phí mua được 1 con bò sinh sản tạo sự nhiệp ban đầu cho nhóm đối tượng trẻ.

Bà Lê Thị Thanh Vân- Chủ tịch Hội thăm dự án nuôi bò
sinh sản tại huyện Ba Tri (Ảnh: Quốc Phong)

 

Mô hình nuôi bò sinh sản huyện Ba Tri,  Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin- Bảo vệ quyền trẻ em triển khai được 6 xã với tổng số tiền 895.000.000 đồng với hơn 100 hộ nghèo, hộ nạn nhân chất độc da cam vay nuôi bò sinh sản. Chương trình được duy trì hơn 13 năm ( 2007-2020) có nhiều hộ từ vốn đầu tư ban đầu nuôi 1 con bò nay phát triển thành đàn bò có 3 đến 4 con, đã thoát nghèo bền vững.

Hội đang có kế hoạch tổng kết mô hình tín dụng nhỏ, nhân rộng mô hình khởi nghiệp “ tín dụng nhỏ mục tiêu lớn”

 

                                                                                Lê Thị Thanh Vân
                                                CT. Hội NNCDDC/dioxin- BVQTE  Bến Tre

Các tin cùng chuyên mục