Cảm nhận về hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bến Tre

Từ năm 1980-1990 của thế kỷ 20, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản, nghị quyết, quyết định chỉ đạo hướng dẫn xuống các cấp các ngành để chăm lo cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam do chiến tranh để lại.

Trước yêu cầu bức xúc đó, ngày 10 tháng 01 năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam ra đời và hoạt động. Hưởng ứng tinh thần đó, lãnh đạo Bến Tre tích cực vận động. Hơn 2 năm sau, ngày 10 tháng 10 năm 2006, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bến Tre cũng được ra đời và đi vào hoạt động, đến nay đã trên 10 năm. Hội ngày càng phát triển khá toàn diện, vững chắc, đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho nạn nhân trong những năm qua.

Về tổ chức bộ máy đã có từ tỉnh xuống các huyện, thị xã, xã phường trong toàn tỉnh. Ngay trong các cơ sở thờ tự lớn của các Tôn giáo cũng có tổ chức Hội. Được Trung ương Hội xếp vào tóp 10 của các tỉnh có tổ chức Hội mạnh trong cả nước.

Tuyên truyền vận động được các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, kể cả ở nước ngoài, nhân sĩ, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, chức sắc, chức việc, tăng ni, phật tử, các tín đồ các Tôn giáo cùng hưởng ứng tham giao vào tổ chức Hội và đóng góp vào quỹ của Hội.

Trong hơn 10 năm qua số tiền đóng góp vào quỹ của Hội ngày càng tăng, tổng cộng là trên 100 tỷ đồng.

Ngoài việc trợ cấp quà tết, ngày thảm họa da cam (10 tháng 8) hàng năm, Hội còn giải quyết về nhà ở, khám và điều trị bệnh, hỗ trợ mổ tim bẩm sinh, các bếp ăn từ thiện, tặng xe lăn, xe lắc học bổng, học phẩm cho người nghèo, người tàn tật, các đối tượng khác.

Trên tinh thần yêu thương và trách nhiệm cao: “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”, tỉnh Bến Tre có nhiều cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm. Là 1 trong 5 tỉnh dẫn đầu trong cả nước về phong trào này.

Từ những kết quả trên Hội đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Đây là kết quả của tập thể, của những người chung tay, chung sức, chung lòng làm việc với thiện; với tinh thần vô tư, tự nguyện, tự giác cao. Nhưng cũng không quên nói đến vai trò của người đứng đầu là rất lớn, rất quan trọng. Có sự truyền cảm thu hút, và quy tụ được lòng người, thực tiễn đã chứng minh. Đó cũng là bài học kinh nghiệm lớn trong tổ chức và hoạt động Hội có tính chất xã hội từ thiện. Chị 9- Lê Thị Thanh Vân, người có mặt ngay từ đầu và xuyên suốt với Hội hơn 10 năm qua và hơn thế nữa để minh chứng cho vấn đề này.

Kết quả của Hội là rất lớn, nhưng cũng có những việc còn hạn chế như:

- Chưa phổ biến rộng rãi bộ ảnh nạn nhân chất độc da cam ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; và chưa có những tấm ảnh làm lay động lòng người cao.

- Chưa có nhiều pa- nô, áp phích, tranh ảnh ở những nơi công cộng, những nơi thiết yếu.

- Tuyên truyền vận động còn bỏ ngỏ ở trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, các công ty, xí nghiệp, trường học, trong lực lượng quân đội, công an, trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên (ta nặng vận động các tổ chức các tôn giáo từ thiện, các nhà hảo tâm, các Mạnh Thường Quân).

- Chưa thể hiện đầy đủ, sâu sắc bằng tranh ảnh, phim, tin, bài báo về nạn nhân da cam để nhân dân hiểu rõ hơn hậu quả nặng nề của chất độc da cam cho nhân dân Việt Nam. Nếu không người dân sẽ nguôi đi tội ác của chiến tranh, lãng quên đi lịch sử đau thương mà nhân dân ta hứng chịu.

                                                                                               Tháng 4 năm 2017

 

 

                                                       Nguyễn Chí Trung

Các tin cùng chuyên mục